Quá sai lầm khi tin vào check code nước hoa

Một bài viết trên group Việt perfume circle của bạn NH

Người ta nói cái gì bức xúc quá thì phải xả. Ok, hôm nay mình sẽ nói tất cả những gì mình biết về check code, bức xúc lâu quá òi.
Bạn nào không thích dài dòng thì mình tóm lại luôn nhe: check code để xác định auth/fake là xàm, các nước tiên tiến hay dân chơi nước hoa chính hiệu họ thấy bạn làm vậy họ cười bạn đấy. App báo check đúng thì chưa chắc đúng, app báo ko tìm ra thì chưa chắc là fake. Tóm lại kết quả của nó không có ý nghĩa gì về mặt check authentic đâu.


Ok giờ vào phần căn bản trước.
Phần mềm check code hoạt động như thế nào?
Phần mềm Icheck này sẽ quét mã barcode, mã barcode này sẽ được phần mềm chuyển hóa ra một dãy CODE được gọi là UPC hoặc EAN (hai cái này khác nhau nhé, nhưng mình không nói kỹ vì sẽ làm bài viết dài dòng lắm), sau đó Icheck sẽ dùng CODE này lookup thông tin của sản phẩm trong database của Icheck. Theo mình đoán thì việc lookup này là trên cơ sở dữ liệu của riêng Icheck, chứ không phải một database tập trung toàn cầu (thời thế có thể thay đổi, mình có thể sai).

duythanh.net
  1. Khi một thương gia check code họ sẽ làm gì?
    Khi một seller có kinh nghiệm check hàng, việc họ làm là nhìn vào cách đóng gói, font chữ, độ sắc sảo của thủy tinh, vòi xịt, nút xịt và quan trọng nhất là mùi hương. Chưa có thương gia nào tự tin mình sẽ phân biệt được 100% các mặt hàng giả nhé.
    Vậy là xong phần lý thuyết, các bạn có thể thấy cách icheck hoạt động không có dính gì tới quy trình thẩm định của một thương gia. Tới đây thì chắc các bạn cũng biết là Icheck không có ý nghĩa vì để check auth/fake. Mà lỡ viết thì viết cho đủ. Khi bạn dùng icheck sẽ có 2 tính huống xảy ra.
  2. Phần mềm báo đúng sản phẩm bạn đã kiểm tra
    Có nghĩa chai bạn đang check là auth, NO NO NO. Điều này có nghĩa là mã code bạn check đúng là mã code của sản phẩm thôi. Còn mã Code này có thể bị fake mà, trong việc fake một chai nước hoa thì fake code là DỄ DÀNG NHẤT luôn. Mình chỉ bạn nè, bạn lấy điện thoại chụp hình mã code của chai Auth lại, sau đó bạn lấy icheck trên một máy khác quét vào tấm hình này, vậy là bạn đã nhân bản thành công mã CODE rồi đấy, dễ chưa. Các người fake chỉ việc copy mã code của chai auth và in nó vào một chai fake thôi, việc này đơn giản lắm lắm. Đấy là lý do vì sao các hot face livestream bán hàng fake luôn tự tin cho bạn check code sản phẩm fake ( fake loại rởm nhất) của mình đấy.
  3. Phần mềm ko tìm ra sản phẩm của bạn:
    Vậy là hàng mình fake rồi phải không, NO NO NO. Như mình đã nói, icheck sử dụng cơ sở dữ liệu của riêng icheck, mà cơ sở dữ liệu này của một cty nhỏ của VN mà. Cty nước ngoài nếu ra một sản phẩm mới nào có xin icheck thêm sản phẩm của mình vào database của icheck không, chắc là không đời nào. Bây giờ giả sử Icheck tiên tiến hơn, sử dụng một database tập trung nào đó thống nhất trên toàn thế giới. Một ngày trên thế giới có biết bao nhiêu sản phẩm mới được ra mắt trên thị trường, bạn nghĩ có database nào cập nhật được hết tất cả các sản phẩm này không. Ví dụ tui là một cty nhỏ ở Pháp tui không muốn đăng ký sản phẩm tui mới ra với database này, vì nó quá phức tạp cho tui thì sao. Khi nào tui thành công tui mới đăng ký sau.Cho nên việc một sản phẩm check không ra là hết sức bình thường nhé. Còn nếu seller nào muốn check cho vui thì nên download phần mềm Amazon về và sử dụng barcode scanner của nó sẽ ít nhất là tốt hơn một tí.

Tóm lại: Icheck không có một chút tác dụng gì trong việc check auth/fake. Cả hai kết quả nó trả về đều không xác định được gì. À mà quên, nó rất có ích cho các seller bán hàng fake nhé.

Please follow and like us:
Pin Share

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageChange Image

Contact Me on Zalo